Chiến khu Quang Trung Chiến_khu_Quỳnh_Lưu

Có một chiến khu cũng được thành lập trên cơ sở mở rộng địa bàn chiến khu Quỳnh Lưu chỉ sau vài tháng là chiến khu Quang Trung. Chiến khu này nằm ở vùng tiếp giáp ba tỉnh Hoà Bình - Ninh Bình - Thanh Hoá, với trung tâm là tam giác Quỳnh Lưu (Ninh Bình), Ngọc Trạo (Thanh Hoá), Mường Khói (Hoà Bình) nên còn được gọi là chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Chiến khu Quang Trung được thành lập tháng 5/1945, theo nghị quyết của Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (15 - 20/4/1945) để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 ở ba tỉnh trên. Lũ Phong - Quỳnh Lưu được chọn làm trung tâm của chiến khu Hoà – Ninh - Thanh. Xứ uỷ Bắc Kỳ lấy đây làm điểm tựa để chỉ đạo phong trào hữu ngạn sông Hồng (gồm cả Nam Định, Hà Nam...). Chiến khu đã mở “Trường Sơn kháng Nhật học hiệu” tại thôn Bình Phú xã Phú Long (Nho Quan) do Vương Thừa Vũ chỉ đạo. Sau nửa tháng đã có 45 cán bộ quân sự của bốn tỉnh: Hoà Bình, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nam ra trường. Ngày 20-5-1945, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên của chiến khu được thành lập do Lương Nhân phụ trách với 41 đội viên, được trang bị 21 khẩu súng trường tước được của địch và nhân dân quyên góp. Phong trào du kích lên cao đòi hỏi có nhiều cán bộ chỉ huy. Các học viên “Trường Sơn kháng Nhật học hiệu” khoá I đã toả đi mở các lớp mới ở Lỗi Sơn. Quỳnh Lương, Cúc Phương, Kỹ Lão...

Chiến khu M­ường Khói được xem là cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hoà Bình, bao gồm vùng đất của 3 xã Ân Nghĩa, Yên Nghiệp và Tân Mỹ, nằm ở phía Đông Nam huyện Lạc Sơn, giáp với 2 tỉnh Ninh BìnhThanh Hóa, địa hình rừng núi hiểm trở, Mư­ờng Khói có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, có quốc lộ 12B chạy qua nối liền với tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hoá, nối liền với đường số 6 cửa ngõ của khu vực Tây Bắc. Khu vực hoạt động của chiến khu Mư­ờng Khói kéo dài từ đ­ường 12B vào chân dẫy núi Tr­ường Sơn nối liền với các chiến khu Quỳnh Lưu (Ninh Bình), Ngọc Trạo (Thanh Hoá) và từ M­ường Khói toả lên thị trấn Vụ Bản, Mường Vang (vùng Cộng Hoà - Lạc Sơn). Hiện còn các di tích Khu vực ba cây đa cổ thụ (Là địa điểm liên lạc đón tiếp cán bộ của ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình về hoạt động cách mạng, là nơi lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của phong trào cách mạng ở châu Lạc Sơn tung bay trên ngọn cây đa cổ thụ); Khu vực nhà ông Quách Hy (con trai là Quách D­ưỡng là những hội viên cứu quốc đầu tiên của Mường Khói); Nhà ông Bùi Văn Khuýnh (Tr­ước đây nhà ông cư­ trú tại xóm Lọt, là địa điểm tổ chức lớp học quân sự cách mạng tập trung của xứ uỷ Bắc kỳ (Trường sơn du kích kháng Nhật học hiệu).[5]

Chiến khu Ngọc Trạo hiện nằm ở xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Chiến khu Ngọc Trạo là một trong những chiến khu du kích đầu tiên được thành lập sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Đội du kích Ngọc Trạo là đội du kích thoát ly đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa, tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa sau này. Nhiều chiến sĩ của Đội sau đó trở thành những cán bộ, chiến sĩ nòng cốt của các huyện và làm nòng cốt trong đội quân đi giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, giành chính quyền về tay nhân dân.[6] Hiện tại, Chiến khu Ngọc Trạo vừa xây dựng xong các công trình trong quần thể khu di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Ngọc Trạo gồm tượng đài, nhà trưng bày các hiện vật liên quan đến chiến khu, bức phù điêu bằng đá tái hiện hoạt động xây dựng đội du kích và quá trình chiến đấu của quân dân tại Chiến khu…[7]

Sau khi thành lập chiến khu Hòa Ninh Thanh, phong trào luyện võ kháng Nhật nổi lên ở khắp nơi. Lực lượng vũ trang đã hỗ trợ cho đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển. Như ngày 14- 6 hai làng Thanh Khê, Ngô Khê thu thuế xong không chịu nộp cho địch mà đem ủng hộ Việt Minh. Những cuộc biểu tình thị uy có vũ trang đã trấn áp được sự phản kháng của kẻ địch, Nhật lo ngại, đã đưa quân về càn quét. Ngày 4-6-1945, một số lính Nhật đi ba Ô tô tải, có đủ súng ống kéo về Quỳnh Lưu càn quét. Cả quân chủ lực, quân du kích, và tự vệ của Việt Minh đều ra chiến đấu. Cuộc chiến kéo dài gần nửa ngày. Việt Minh bắn giết tên chỉ huy và bốn lính, thu hai súng. Địch không vào được làng, phải lên xe rút lui về tỉnh lỵ. Tin chiến thắng truyền đi, phong trào vũ trang càng phát triển. Nhiều đội tự vệ mới được thành lập. Đặc biệt có Trung đội nữ binh thoát ly do Hà Thị Quế chỉ huy và một trung đội Giải phóng quân thứ hai gồm 40 đội viên. Phong trào vũ trang ở các tỉnh trong chiến khu cũng phát triển mạnh, hỗ trợ cho đấu tranh kinh tế, chính trị, chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa.